5 (100%) 2 votes

Sàn gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn để lát sàn nhà, sàn công ty,…Đây được xem là kiểu sàn tôn lên sự sang trọng, lịch sự cho nội thất nhà ở hay chỗ làm. Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo sản phẩm ra sao? Cách chọn sản phẩm tốt như thế nào? Đọc ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết!

Sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp?

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp là thiết bị về nội thất được chế tạo ra bằng cách ép, nén bột gỗ tự nhiên theo tỷ lệ 80 tới 85% gỗ nguyên chất, còn lại 10-15% là chất phụ gia, chất kết dính…Để từ đó, tạo lên những tấm gỗ HDF có khả năng thay hoàn toàn vật liệu làm sàn truyền thống .

san-nhua-gia-go-gia-re

Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Thông thường, sàn gỗ công nghiệp được tạo nên từ 4 loại lớp chính:

  • Lớp Melamine resins

Nằm ở vị trí trên cùng của tấm sàn. Chúng có tác dụng giúp chống xước, chống nước tràn vào bề mặt sàn cực tốt.

  • Lớp phim chứa vân gỗ

Lớp phim chứa vân gỗ có thể nhìn thấy trực tiếp, giúp tạo nên điểm nhấn, phong cách nội thất cho không gian nhà ở, văn phòng khi lắp loại sàn gỗ công nghiệp.

  • Lớp cốt gỗ

Lõi cốt gỗ là phần không thể thiếu để làm nên sàn gỗ công nghiệp. Có nhiều loại cốt gỗ khác nhau, song được ưa chuộng nhất chính là HDF.

Cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard) được làm từ 80-85% bột gỗ tự nhiên. Tùy theo từng hãng sản xuất mà mật cốt gỗ này sẽ khác nhau. Nếu tỷ lệ HDF càng cao thì sàn sẽ có độ cứng, bền vững, chịu nước cao.

  • Lớp đế bằng nhựa tổng hợp

Là lớp giúp ngăn chặn độ ẩm từ nền nhà có khả năng đi vào cốt gỗ gây hỏng hóc

 

Các loại gỗ được dùng để chế tạo sàn gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp có tới 6 loại hay được dùng trong sản xuất công nghiệp. Đó là: Gỗ MFC, MDF, HDF, Plywood, gỗ ghép thanh và ván gỗ nhựa. Tuy nhiên, để tạo ra sàn gỗ thì chỉ có 3 loại chính: MDF, HDF

Sàn gỗ công nghiệp làm từ gỗ MDF

Gỗ MDF là những sợi gỗ dạng cellulo nhỏ, được nghiền ra từ những nguyên liệu cơ bản như gỗ vụn, nhánh cây…Các sợi này liên kết, trộn cùng keo, chất kết dính, chất độn để tạo thành gỗ MDF hoàn chỉnh

Gỗ MDF được phân thành 3 loại chính: MDF trơn, chịu nước và Veneer. Trong đó, MDF trơn là dòng được dùng nhiều nhất.

san-go-gia-re

Ưu, nhược điểm khi dùng sàn gỗ MDF:

Ưu điểm: 

+ Chi phí hợp lý

+ Độ bền cao

Nhược điểm: 

+ Tính ổn định kém

+ Không có độ nhẵn bóng

+ Độ cứng còn thấp

+ Sản phẩm sản xuất giá rẻ vẫn không có khả năng chống nước cao

Sàn gỗ công nghiệp làm từ gỗ HDF

Gỗ HDF là loại gỗ có tỷ lệ bột gỗ tự nhiên cao từ 80-90%, phần ít còn lại là các chất phụ gia, kết dính nguyên liệu với nhau. Do đó, sản phẩm này thường được dùng chủ yếu để lát sàn nhà, nó có những lợi ích và hạn chế như:

san-go-cong-nghiep-gia-re-da-nang

  • Về lợi ích sàn gỗ HDF

+ Có khả năng cách âm tốt

+ Khả năng chống mối mọt, ẩm ướt cao

+ Bề mặt nhẵn bóng, độ cứng lớn

+ Chống vênh, cong tốt

  • Hạn chế:

+ Sợ nước

+ Giá thành cao

Các mẫu sàn gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay

Sàn Gỗ Thái Lan: là sàn gỗ được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan với các dòng sàn gỗ được ưa chuộng  như  sàn gỗ Thái Floor, sàn gỗ Thaixin, sàn gỗ Thai Star, sàn gỗ Leowood.


Sàn Gỗ Malaysia: hiện nay được người dùng Việt Nam cũng như trên thế giới tin tưởng lựa chọn với 3 thương hiệu nổi tiếng đó là sàn gỗ Robina, sàn gỗ Janmi và sàn gỗ Inovar. Bên cạnh đó, còn các thương hiệu như Masfloor, Maika, Ruby…cũng được đánh giá cao.


Sàn Gỗ Thụy Sỹ: đặc trưng bởi dòng  Sàn gỗ Krono Swiss, Không phải tự nhiên mà sàn gỗ Thụy Sỹ nhập khẩu được đánh giá cao, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn cho không gian sống nhà mình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Sàn gỗ Thụy Sỹ được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên,  sản phẩm luôn đảm bảo độ an toàn cao nhất. Sàn gỗ Thụy Sỹ được cam kết cách nhiệt, cách điện.


Sàn gỗ Đức: Đức là quốc gia sở hữu công nghệ chế tạo sàn gỗ tốt nhất, phát triển mạnh mẽ nhất. Sản phẩm sàn gỗ Đức có mặt ở khắp các quốc trên thế giới với một số thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như My Floor, Kahn , Kronotex, Krono Original hay Sensa …

LIÊN HỆ 

NỘI THẤT TRƯỜNG MINH